Bí Kíp Giữ Nhà Bếp Sạch Tinh Tươm

Bí kíp giữ nhà bếp sạch tinh tươm

Vệ sinh nhà cửa cũng như dọn dẹp nhà bếp là những công việc mà chị em nội trợ không thể bỏ qua để có một không gian sạch đẹp. Nhiều chị em hẳn đang bối rối với việc vệ sinh nhà bếp mà chưa biết bắt đầu từ đâu. Nấu nướng có thể là điều giúp bạn cảm thấy vui sướng, nhưng việc dọn dẹp nhà bếp ngược lại đôi khi mang đến sự mệt mỏi vì phải xử lý mọi thứ mà chính mình đã bày biện trước đó. Đừng để việc dọn dẹp nhà bếp trở thành vấn đề của bạn, hãy cùng Bếp Bố Bản tìm hiểu mẹo hay sau đây để nhà bếp luôn sạch bóng nhé!

Sắp xếp đồ dùng ưu tiên theo thứ tự sử dụng

Thay vì mất quá nhiều thời giờ cho việc dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ nhưng kết quả vẫn “đâu lại vào đó”, bạn cần tập trung thay đổi lại việc sắp xếp cơ cấu nhà bếp của mình. Để nhà bếp luôn trong trạng thái gọn gàng và sạch sẽ, bạn cần sắp xếp các vật dụng theo trình tự được ưu tiên sử dụng. Điều này có nghĩa là những món đồ được sử dụng thường xuyên nên được đặt ra ngay trước mặt để bạn có thể lấy bất cứ lúc nào mà không cần phải lục tung căn bếp lên để tìm kiếm.

Sắp xếp đồ dùng ưu tiên theo thứ tự sử dụng
Sắp xếp đồ dùng ưu tiên theo thứ tự sử dụng

Tuy nhiên, cũng đừng bày biện mọi thứ lên để tránh tình trạng lấn chiếm không gian bếp. Hãy cất những món đồ chưa cần thiết hoặc loại bỏ vật dụng không được sử dụng để nới rộng không gian hơn.

Tận dụng các kệ tường hay móc treo

Tận dụng các kệ tường, móc treo là một cách thông minh vừa trang trí nhà bếp đẹp vừa tạo sự gọn gàng và không bừa bộn bởi vô số đồ dùng. Đối với các bức tường, bạn cũng có thể lắp vài chiếc kệ nổi để gia vị hay sử dụng móc treo để treo xoong nồi, tạp dề… Việc làm này vừa giúp nhà bếp trông gọn gàng hơn, đồng thời giúp tăng không gian trong bếp, cho bạn thỏa sức nấu nướng mỗi ngày.

Tận dụng các kệ tường hay móc treo
Tận dụng các kệ tường hay móc treo

Giới hạn vật dụng trên mặt bàn

Đừng cố gắng bày biện mọi thứ trên mặt bàn hay mặt bếp vì chẳng có ích gì, ngược lại điều này còn phiền đến bạn hơn mỗi khi phải dọn dẹp và lau chùi, sắp xếp nhà bếp. Không những thế, bày bừa vật dụng còn làm cho không gian trở nên thu nhỏ, khiến bạn cảm thấy chật chội và khó chịu mỗi khi vào bếp. Để giải quyết tình trạng này, mẹo hay cho bạn là giới hạn vật dụng trên mặt bàn hoặc mặt bếp. Hãy chỉ để những thứ thực sự cần thiết và có tần suất sử dụng thường xuyên. Chẳng hạn với gia vị, bạn chỉ cần để những loại thiết yếu như muối, tiêu, đường, hạt nêm, mắm hay dầu ăn là được, những món còn lại nên cất vào một khay và để ở ngăn tủ nhà bếp.

Giới hạn vật dụng trên mặt bàn
Giới hạn vật dụng trên mặt bàn

Đối với chén dĩa, hãy chỉ để đủ cho số lượng người ăn trong nhà, đừng bày biện quá nhiều vì chén dĩa dễ bị vỡ, hoặc chúng cũng khiến bạn tốn thời gian hay công sức vì phải rửa chén dĩa nhiều hơn thôi!

Sau khi thực hiện các mẹo trên, nhà bếp của bạn không chỉ trở nên gọn gàng và thông thoáng hơn mà còn giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian để dọn dẹp. Và như thế, mỗi lần dọn dẹp nhà bếp sẽ không mất quá nhiều thời gian để bạn có thể thoải mái tận hưởng cuộc sống của mình.

 Nấu nướng và dọn dẹp cùng gia đình

Trước và sau mỗi bữa ăn, đa số các bà nội trợ phải loay hoay một mình trong nhà bếp để “kiêm nhiệm” cả công việc nấu nướng lẫn cọ rửa đồ dùng bếp. Hay thay đổi thói quen và huy động cả gia đình cùng “lăn vào bếp” chia sẻ công việc với bạn. Việc này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và dường như mọi việc sẽ trở nên đơn giản, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Hơn nữa, có một mẹo nhỏ, đó là bạn hãy chụp lại một tấm ảnh cả nhà cùng nhau “hì hục” nấu nướng, dọn dẹp nhà bếp và dán lên cửa tủ lạnh nhằm nhắc nhở mọi người tiếp tục phát huy chia sẻ công việc với bạn để gia đình luôn có những phút giây vui vẻ bên nhau này nhé.

Lau chùi và dọn dẹp nhà bếp vào cuối ngày

Tập cho mình thói quen lau chùi và dọn dẹp nhà bếp vào cuối ngày, ngay khi việc nấu nướng, rửa chén dĩa đã xong và bạn không còn bất kỳ lý do gì để ra vào nhà bếp của mình nữa. Đừng khiến bản thân trở nên bận rộn khi dành mỗi sáng và mỗi trưa để lau dọn nhưng khi tối về, bạn lại mệt mỏi khi nhận thấy nhà bếp vẫn bừa bộn như lúc đầu ngày.

Vệ sinh các thiết bị điện

Sau khi phân loại đồ đạc trong nhà bếp, bạn nên tiến hành vệ sinh các thiết bị điện và đồ làm bếp như tủ lạnh, lò vi sóng, bếp gas hoặc bếp từ,… Với vệ sinh tủ lạnh, các góc khuất và kẽ nhỏ là những vị trí thường bị bỏ quên. Do đó, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng và cọ mạnh nhằm đánh bay vết bẩn, bụi bặm bám lâu ngày. Hoặc đối với vệ sinh lò vi sóng, chị em nội trợ sử dụng nước cùng một thìa giấm, cho vào chén nhỏ và đặt bên trong lò. Cuối cùng các bạn hãy chỉnh nhiệt độ nóng vừa phải khoảng 5 phút rồi lau chùi bình thường.

Để tiết kiệm thời gian hơn và giúp việc dọn dẹp cuối năm đỡ vất vả, các chị em nội trợ nên vệ sinh bếp sau mỗi bữa ăn để nhà bếp luôn sạch sẽ và thông thoáng, hạn chế dồn việc rồi chờ đến dọn dẹp nhà cuối năm mới làm. Bên cạnh đó, dọn dẹp bếp mỗi ngày góp phần giữ gìn vệ sinh chung, loại bỏ hoàn toàn dầu mỡ trên các dụng cụ và thiết bị cũng như đảm bảo sức khỏe cho mỗi thành viên trong gia đình.

Dọn dẹp nhà bếp với các sản phẩm chuyên dụng

Khu vực bếp thường được sử dụng hằng ngày, tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm sống khác nhau như cá thịt, rau quả,… Song, không thể tránh khỏi sự xuất hiện của nhiều loại vi khuẩn gây hại. Nhiều chị em nội trợ lựa chọn những nguyên liệu làm sạch và khử khuẩn có sẵn trong nhà bếp như chanh, baking soda, bột bắp, giấm,… Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả làm sạch cao hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên lựa chọn những sản phẩm vệ sinh bếp chuyên dụng.

Mong bạn đọc sẽ có một gian bếp hoàn hảo, sạch sẽ gọn gang đem lại cảm hứng cho bạn và gia đình những bữa ăn hạnh phúc và đầm ấm.

Nếu bạn là người mới đến với Bếp, Mời bạn lắng nghe câu chuyện về Bếp của chúng tôi

Chuyên mục tản mạn cùng Bếp Bố Bản

Chuyên mục Công thức món ăn ngon cùng Bếp Bố Bản

Bếp Bố Bản, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ  cơm văn phòng và các suất ăn công nghiệp khác tại Đà Nẵng